Chuyển đến nội dung chính

Tạo Server dự phòng cho AD


      I.         TẠO SERVER BACKUP CHO DC
Bài này tôi cùng các bạn dựng Server dự phòng cho DC chính. Nhiệm vụ của DC Backup sẽ có những tác dụng sau:
+ Không sợ mất dữ liệu quan trọng nhất là các dữ liệu liên quan đến AD như Log, Database, Cấu trúc, DNS v.v.
+ Đảm bảo tính ổn định và nâng cao tính cân tải cho hệ thống
+ Đảm bảo được tính sẵn sàng của hệ thống

Theo ví dụ từ đầu của tôi thì DC của chúng ta đã có, được gọi là máy chủ DC, Tên miền là: d3plus.com, IP: 10.10.0.10/16

Đề xây dựng được máy chủ DC dự phòng, tôi gọi là DC2. Tôi sẽ bỏ qua các bước cài đặt thế nào với Windows Server 2008 R2 này. Giả sử đã cài xong DC2, chưa nâng lên AD, chưa Joined vào bất kể miền nào, và là một máy chủ mới tinh.

Các lưu ý với DC2 này:
+ Đảm bảo DC2 này liên lạc được với DC chính
+ Máy chủ DC2 này chúng ta nên cài luôn DNS, điều này đã được MS khuyến cáo.
+ Đặt IP của DC2 này như sau: 10.10.0.100/16 – DNS: 10.10.0.10 (chính là địa chỉ máy chủ DC chính)

Chúng ta bắt đầu tiến hành các bước cài đặt

STEP 1:
Bật máy chủ DC lên

STEP 2:
            + Bật máy chủ DC 2
            + Cài đặt địa chỉ IP phù hợp như sau:
            IP: 10.10.0.100
            Subnet : 255.255.0.0
            DNS: 10.10.0.10
            + Run > CMD > Ping 10.10.0.10  để kiểm tra xem tình trạng thông tuyến với DC chưa. Nếu kiểm tra mọi thứ OK chúng ta bắt đầu
           
STEP 3: gõ lệnh DCPROMO tại hộp RUN hoặc gõ luôn tại của sổ CMD

STEP 4:
Chúng ta ngồi đợi trong vài phút

Xuất hiện cửa sổ trên, ấn NEXT để tiếp tục

Ta tiếp tục ấn Next, sau khi ấn Next sẽ xuất hiện cửa sổ thể hiện yêu cầu xác định đây là máy chủ loại gì. Như từ mục đích của bài này, chúng ta đã xác định máy chủ DC2 này là máy chủ thứ cấp trong Miền, nhiệm vụ là dự phòng cho DC chính.
+ Ta sẽ chọn nút Radio : Exiting Forest ( để xác định là làm máy chủ trong Rừng có sẵn)
+ Ta chọn tiếp : Add a domain controller to an existing domain ( để xác định chúng ta sẽ tạo ra một DOMAIN CONTROLLER trong 1 vùng Rừng đã tồn tại miền rồi.
+ Ta ấn Next để tiếp tục

Sau khi ấn Next sẽ xuất hiện cửa sổ dưới đây.
+ Bạn gõ tên miền mà DC chính đã tạo, ở đây ta gõ D3plus.com
+ Bạn tiếp tục ấn nút SET , ở đây bạn đang chọn cho việc chứng thực JOINED miền. Sau khi ấn SET, sẽ xuất hiện hộp chọn User đăng nhập và mật khẩu để JOINED miền vào D3plus.com

Sau khi ấn nút SET sẽ xuất hiện như hình dưới đây:

Bạn tiếp tục ấn Next để tiếp tục, và lưu ý, tên người dùng và mật khẩu tại cửa sổ trên là tên quyền được Join miền vào DC chính.
Cửa sổ dưới đây là sau khi bạn đã gõ thành công User/Password để Joined miền và ấn Next

Bạn ấn Next để tiếp tục

Tiếp tục ấn Next

Ở trên bạn gặp cửa sổ tuỳ chọn cho máy chủ DC2 này có DNS và là GC không. Tôi sẽ chọn theo khuyến nghị của MS về việc này là chọn GC và DNS luôn.
Chúng ta ấn Next để tới tiếp cửa sổ dưới :

Ấn Yes để tiếp tục sau khi gặp cửa sổ dưới đây:

Ta gặp tiếp cửa sổ dưới

Ấn Next và bắt đầu nhập vào cửa sổ hỏi về mật khẩu khôi phục


Ta ấn Next để tiếp tục đợi trong giây lát.


Sau cùng cũng đã hoàn tất công việc. Nhớ RESTART nhé.

STEP 5: Kiểm tra công việc hoàn tất và sự đồng bộ giữa hai DC này.
+ Trên cả 2 DC ta gõ lệnh từ hộp RUN như sau: ServerManager.msc
+ Trên DC2 : ta thử tạo 1 OU tên là TEST
+ Trên DC : ta thử tạo 1 OU tên là D3PLUS

Sau khoảng 30 giây, bạn vào DC và Refresh, bạn sẽ nhìn thấy OU TEST đã xuất hiện trong phần quản trị AD của DC và ngược lại đối với DC2 cũng thấy D3PLUS ở DC2. Như vậy quá trình tạo máy chủ Backup đã hoàn toàn thành công.

     II.         MỘT SỐ LƯU Ý
Sự khác biệt về vai trò của hai DC này:
+ Con DC2 (tức là Server Backup) luôn đóng vai trò phụ
+ Con DC luôn vai trò chính
+ Có 5 vai trò chính trong DC:
1.    Schema: Cấu trúc của hệ thống – Vai trò này chỉ nằm trên DC Rừng đầu tiên của hệ thống
2.    Domain Naming: Cấu hình hệ thống – Vai trò liên quan đến Rừng
3.    PDC : Là vai trò quản trị giờ, đồng bộ, chính sách của hệ thống
4.    RID: Là vai trò quản lý mã của hệ thống, như các trường hợp User được tạo ra, tuy nhiên mỗi  User này đếu có duy nhất bộ SID (mã xác định)
5.    Infrastructure: Vai trò quản trì đến quyền của hệ thống.
+ Về vai trò thứ 5 – Infrastructure là một vài trò được khuyến cáo không nên đặt chung cùng với Máy có vai trò GC, với hệ thống có nhiều miền trong 1 rừng thì vai trò máy nắm GC bao giờ cũng là con đầu tiên của Rừng.
+ 5 vai trò nói trên có thể được chuyển qua chuyển lại giữa các Server và có thể tách riêng ra nằm rải rảc ở các Server khác nhau nhằm vào các mục đích riêng biệt.
+ Vai trò 1 và 2 : hoạt động ở cấp độ RỪNG
+ Vai trò 3,4 và 5 hoạt động ở cấp độ MIỀN
+ Để xem được vai trò cụ thể ta có 1 số cách như sau:
1.    Đối với SCHEMA : gõ tại hộp RUN : regsvr32 schmmgmt.dll , sau khi gõ lệnh này, bạn sẽ nhìn thấy một cửa sổ dưới đây:

Lệnh trên là lệnh đăng ký dịch vụ quản lý SCHEMA
Sau lệnh này bạn gõ lệnh MMC bạn sẽ nhìn thấy cửa sổ sau:

Ấn Ctrl + M để mở cửa sổ Add/Remove Snap-in

Bạn chọn Active Directory Schema và chọn Add > , bạn sẽ nhìn thấy cửa sổ thể hiện dưới

SCHEMA bao gồm chứa các LỚP đối tượng và THUỘC TÍNH, đối với các quản trị và lập trình hệ thống cao cấp sẽ nghiên cứu vấn đề này để can thiệp trực tiếp vào các lớp thư viện hệ thống này.

Bạn ấn vào Active Directory Schema , chọn Operations Master  và sẽ nhìn thấy hình dưới

Điều này chứng tỏ vai trò SCHEMA đang được con DC nắm giữ quyền này.

2.    Đối với DOMAIN NAMING: Để nắm bắt xem vai trò này được nắm giữ chính bởi ai bạn ấn vào Start > Administrator Tools > Active Directory Domains & Trust , hoặc dùng lệnh “Domain.msc” tại hộp RUN

Bạn ấn chọn Operations Master để xem về vai trò này được ai nắm giữ


3.    Đối với vai trò PDC/RIP/Infrastructure : Để nắm bắt được 3 vai trò này ta làm như sau:
START > Administrator Tools > Active Directory Users & Computer ta sẽ có hình sau :

Chọn Operations master ta có hình dưới:

Lần lượt với 3 TAB RIP/ PDC/ Infrastructure bạn sẽ xác định được các vai trò này máy chủ nào đang nắm giữ.

            + Để xem được 5 vai trò này đơn giản hơn ta dùng lệnh sau:
RUN > CMD > netdom query FSMO

Câu lệnh này khá hiệu quả và đơn giản hơn các cách loằng ngoằng trên phải không các bạn.

   III.         TỔNG KẾT:
Chúng ta kết thúc bài này với các kiến thức chia sẻ ở trên thì bạn sẽ giải quyết được tương đối các vấn đề về:
+ Dựng được máy chủ Backup
+ Hiểu về vai trò chức năng cấu trúc
+ Các xem các vai trò được máy nào nắm giữ, nhằm phục cho mục đích sau này mở rộng các máy chủ để giải quyết các công việc chuyên dụng một cách hiệu quả hơn.

Mọi chi tiết góp ý để làm bài viết có chất lượng hơn xin Comment, hoặc email cho tôi info@d3plus.com . Tôi rất vui được giao lưu trao đổi với các bạn. 


Nhận xét

  1. chào bạn: Mình đã xem bài viết của bạn. Cho mình hỏi sau khi có sever dự phòng. nhưng lỡ DC chính chết nữa chừng thì mình phải làm sao.

    - Nếu mình muốn nâng DC phụ lên làm DC chính thì phải làm sao

    Nếu được bạn hướng dẫn dùm mình hoặc gửi qua email: phanxuanphi@gmail.com

    Trả lờiXóa
  2. trường hợp của mình là server dự phòng bị lỗi DNS 4000 và 4013, giờ mình phai làm sao? trong trường hợp không khắc phục được thì gỡ bỏ server dự phòng như thế nào?

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Làm quen với UML - Unified Modeling Language

Căn bản UML : Làm quen với UML - Unified Modeling Language   Donald Bell - Chuyên gia IT - IBM The Rational Edge: Giới thiệu này về Unified Modeling Language hay UML (Ngôn ngữ mô hình hóa thống nhất) cung cấp một tổng quan về các sơ đồ quan trọng nhất được sử dụng trong việc mô hình hóa trực quan của các chương trình máy tính. Bài viết này là lý tưởng cho những người có ít kiến thức về các khái niệm UML, bao gồm cả các nhà quản lý cũng như những người mới bắt đầu. UML Bài 1: Giới Thiệu Tổng Quan Về Ngôn Ngữ UML. Tại sao chúng ta phải xây dựng mô hình cho hệ thống? Mô hình hóa là cách xem xét một bài toán thông qua việc sử dụng các mô hình. Mô hình dùng để hiểu rõ bài toán, trao đổi thông tin giữa những người liên quan như khách hàng, chuyên gia, người phân tích, người thiết kế… Mô hình giúp cho việc xác định các yêu cầu tốt hơn, thiết kế rõ ràng hơn và khả năng bảo trì hệ thống cao hơn. Mô hình là sự trừu tượng hóa, mô tả mặt bản chất của một vấn đề hoặc một cấu trúc ph

TẠO MÁY CHỦ CA - CHỨNG CHỈ SỐ

       I.          TẠ SAU.﷽﷽﷽﷽﷽﷽﷽﷽﷽﷽﷽﷽﷽﷽﷽﷽﷽ày s , O SERVER CA Bài này tôi cùng các bạn dựng Server CA – quen thuộc gọi là Active Directory Certificate Services Theo ví dụ từ đầu của tôi thì DC của chúng ta đã có, được gọi là máy chủ DC, Tên miền là: d3plus.com, IP: 10.10.0.10/16 Đề xây dựng được máy chủ AD CA, tôi gọi là DC. Tôi sẽ bỏ qua các bước cài đặt thế nào với Windows Server 2008 R2 này. Giả sử đã cài xong DC, đã nâng lên AD, và là một máy chủ mới tinh. Các lưu ý với bài này: + Máy chủ này đã nâng lên DC. + Đặt IP của DC này như sau: 10.10.0.100/16 – DNS: 10.10.0.10 (chính là địa chỉ máy chủ DC chính) + Một máy Windows Server 2008 R2 khác, tôi đặt tên là EX, đã được Joined miền vào máy chủ DC 10.10.0.10/16 Chúng ta bắt đầu tiến hành các bước cài đặt: STEP 1 : Cài đặt CA R-C vào Add Roles Ấn Next để tiếp tục: Sau đó chọn Active Directory Certificate Services. Ấn Next tiếp tới khi gặp màn hình dưới đây: Ta chọn tick